Có nên chấp nhận tùy tiện các ứng dụng sử dụng tài khoản facebook?

Print Friendly, PDF & Email

Thấy BS Hồ Hải khuyến cáo việc có người gởi message để xem video nói xấu về bác ấy nhưng yêu cầu click vào một link khác mới có thể xem được. Đây là trò mèo của tụi muốn làm chiêu bẩn để lấy thông tin và chôm mật khẩu. Cá nhân mà nói, một phần do lỗi của người dùng: hạn chế kiến thức và tính tò mò. Sau đây, tôi xin chia sẻ kinh nghiệm cá nhân dùng facebook dưới con mắt của người dùng có chút chuyên môn hơn nhiều bạn.

Xem danh sách những ứng dụng kết nối với facebook

List all other applications connecting your facebook and settings.
List all other applications connecting your facebook and settings.

Chỉ trừ những hãng có tên tuổi yêu cầu phải kết nối với Facebook mới có thể sử dụng được tính năng của nó như WordPress, Youtube, Yahoo, Slideshare, Tumblr, TripAdvisor, Flickr, Dropbox, v.v… (danh sách apps trong facebook của tôi còn 35 cái nữa), mọi người cẩn thận KHÔNG NÊN BẤM VÀO BẤT CỨ MỘT YÊU CẦU NÀO KHÁC ĐÒI SỬ DỤNG CÁC THÔNG TIN CỦA FACEBOOK, CHO DÙ ĐÓ LÀ THÔNG TIN PUBLIC. Một điều mà các anhh chị không để ý là: khi cho phép ứng dụng kết nối với facebook thì ứng dụng đó sẽ truy cập hầu hết các thông tin cơ bản trong profile của bạn hoặc có thể nắm tất cả các thông tin cá nhân tùy theo mức độ bạn chọn là public hay friends. Xem hình bên dưới để thấy các thông tin mà ứng dụng bên ngoài truy cập thông tin facebook của bạn. Ở đây tôi giải thích theo thứ tự:

Visibility of app: Mức độ nhìn thấy những hoạt động của bạn trong ứng dụng bạn để cho kết nối với facebook (Public, Friends hay Only you…)

This app needs: Những thông tin cá nhân nào trong tài khoản mà ứng dụng nhìn thấy và cần lấy. Đó là những thông tin cơ bản. Có những ứng dụng còn lấy cả:

  • Your basic info
  • Your profile info: birthday, location, website and work history (ngày sinh, chỗ ở, trang web và lịch sử làm việc)
  • Your stories: photos, status updates and videos (hình ảnh, status và phim)
  • Friends’ profile info: birthdays, locations, websites and work histories
  • Photos shared with you (hình bạn chia sẻ)
  • Videos shared with you (đoạn phim bạn chia sẻ)
  • Access to posts in your News Feed (các bài gởi)
  • Permission to access your data when you’re offline (cho phép truy cập thông tin của bạn lúc bạn ngủ – offline)
Details information of your profile sharing with the other applications
Details information of your profile sharing with the other applications

Ngoài ra, ứng dụng còn thay mặt bạn, post lên tường những thông tin mà chúng ta không mong muốn.

Thông tin cơ bản

Trong phần thông tin chi tiết, bạn thử click vào See details (Xem chi tiết) tại mục Last data access (Truy cập dữ liệu gần nhất) để xem những thông tin chi tiết mà ứng dụng sử dụng là gì.

Last data access
Last data access

Kết luận

Việc cho phép các ứng dụng khác truy cập facebook của bạn là tùy thuộc vào quyết định cá nhân của mỗi người. Nhưng khi chấp nhận nhấn vào đồng ý thì bạn phải biết các thông tin mà ứng dụng lấy được là gì. Trong trường hợp bạn không chắc chắn thì lời khuyên: KHÔNG NÊN. Có nhiều ứng dụng ma bằng chiêu trò này nên cứ gởi quảng cáo/spam/tag liên tục vào tường của nhà người khác đó là bất tiện. Thông thường khi yêu cầu kết nối với facebook, ứng dụng “đàng hoàng” bao giờ cũng hỏi bạn xác nhận lại lần nữa. Hộp thoại như bên dưới:

Xác nhận lần cuối trước khi cho ứng dụng truy cập thông tin facebook
Xác nhận lần cuối trước khi cho ứng dụng truy cập thông tin facebook

Vì vậy, những ứng dụng độc hại (hay còn gọi là lởm, bèo nhèo, câu view) thường hay bỏ qua bước này mà chọn okay luôn để bạn không phải do dự gì cả. Với hộp thoại này, bạn có thêm thời gian để kiểm tra và chọn lựa những ứng dụng nào an toàn được phép dùng tài khoản facebook của mình.

Nội dung bài chia sẻ có thể chưa được hoàn hảo. Mong sự góp ý cũng như thảo luận thêm của độc giả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.